TIN TỨC

Thủ tục tách thửa

Thủ tục tách thửa quyền sử dụng đất cần những gì ? thuế, lệ phí tách thửa ?

Nhu cầu tách thửa quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể làm tăng giá trị thửa đất của người dân và giúp nhà nước có thể thu được thuế, phí và lệ phí khi tách thửa. Vậy, thủ tục tách thửa cần những giấy tờ gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết [ Hiện ]

1. Thủ tục tách thửa quyền sử dụng đất ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Tôi có một miếng đất đã có bìa đỏ có diện tích 330m2. Trong đó 150m2 đất ở. Nay tôi muốn chuyển nhượng 1/2 miếng đất (Tách bìa thành 2 phần như nhau) Xin hỏi: Thủ tục tách cần những gì? – Lệ phí tách (Khung giá của đất theo quy định là 700 000 đồng/m2).Gửi bởi: Phan Quang Minh

Trả lời:

Thứ nhất, về thủ tục tách thửa:

“Căn cứ vào Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ tách thửa:

Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 11. Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 9 và 10 của Thông tư này.

2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

c) Nộp bản chính giấy tờ.

3. Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

4. Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

a) Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

b) Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

c) Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

Trường hợp mà bạn cung cấp, bạn muốn tách thành 02 thửa đất. Vậy hồ sơ của bạn sẽ nộp theo thủ tục sau:

+ Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và môi trường;

+ Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính

+ Đối với trường hợp tách thửa mà phải trích đo địa chính thì trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp;

+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới;

+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Ngay trong ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trao bản chính Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất.

Thứ hai, về lệ phí, phí tách thửa:

Khi thực hiện tách thửa, cá nhân tổ chức có nghĩa vụ tài chính như sau:

– Thuế thu nhập cá nhân= 2% x Giá chuyển nhượng (Đối với trường hợp tách thửa do chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

– Lệ phí trước bạ (Đối với cá nhân tổ chức yêu cầu cấp Giấy chứng nhận QSĐ đối với thửa mới)= (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

– Phí đo đạc, bản đồ địa chính

Trong trường hợp này, bạn không cung cấp bạn ở tỉnh nào nên chúng tôi không thể tính được cụ thể phí mà bạn phải nộp.

Trân trọng./.

0/5 (0 Reviews)

Harry Nguyen

Leave a Comment

0795205558